6. Hoàng tử Ả rập Saudi Bin Talal Alsaud
Bài học: Nếu tôi định làm gì, tôi sẽ làm nó một cách thật ngoạn mục hoặc tôi sẽ không làm gì cả.
Phát triển một kỹ năng tầm cỡ thế giới đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng phát lờnhững thứ không quan trọng khác. Bạn phải tập trung làm thật tốt một việc nào đó hoặc bỏ qua nó nếu xác định chỉ làm theo kiểu nửa vời. Sự vĩ đại, thành tựu chỉ đạt được khi bạn dành thời gian và cả tâm sức của mình để giải quyết.
7. Michael Dell – CEO của Dell – một trong những công ty bán máy tính để bàn hàng đầu thế giới
Bài học: Thứ giúp chúng tôi lập trình đường đi của mình tại Dell chính là sự tò mò và luôn tìm kiếm cơ hội theo cách mới. Luôn có một cơ hội để tạo ra sự khác biệt.
Hãy nhìn vào bất cứ công ty nào đang dẫn đầu thị trường. Có phải họ đang tự thỏa hiệp, tự hài lòng về chính sản phẩm của mình theo cách này hay cách khác? Không phải! Điều khiến họ luôn phát triển và vững mạnh chính là sự sáng tạo. Bất cứ nhu cầu nào chưa được thỏa mãn, rắc rối nào chưa được giải quyết, vấn đề nào chưa được hoàn thiện đều ẩn chứa cơ hội để thay đổi và làm mới.
8. Charles Koch – người đồng sở hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Công nghiệp Koch
Bài học: Vai trò của kinh doanh là sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
Nếu mục tiêu duy nhất của bạn chỉ là trở nên giàu có, bạn sẽ gặp rắc rối trên đường đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào việc giúp cuộc sống người khác cũng tốt đẹp lên, bạn sẽ nhận ra thành công đến với mình nhanh hơn.
9. Andrew Carnegie – nhà công nghiệp mang hai dòng máu Mỹ – Scotland, ông trùm trong lĩnh vực thép cuối thế kỷ 19
Bài học: Không ai có thể gây dựng một ngành kinh doanh vĩ đại nếu đó là người chỉ muốn làm hết mọi thứ một mình hoặc nhận về mình mọi phần thưởng và sự ghi nhận.
Thành công mà không chia sẻ chẳng khác nào thất bại. Sự kết nối của chúng ta với mọi người xung quanh giúp công việc chúng ta làm trở nên ý nghĩa.
10. Tony Hsieh – CEO mang hai dòng máu Mỹ – Đài Loan của trang bán hàng trực tuyến Zappos.com
Bài học: Định nghĩa cuối cùng về thành công chính là: bạn có thể mất mọi thứ bạn có mà vẫn cảm thấy ổn. Hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.
Thông thường, chúng ta đặt hạnh phúc vào những ràng buộc như “Nếu tôi có công ăn việc làm tốt, tôi sẽ hạnh phúc” hay “Nếu tôi được đề bạt vào vị trí đó, mọi thứ đều tốt và tôi sẽ hạnh phúc”. Dĩ nhiên, cuộc sống không vận hành đơn giản như thế. Tiền bạc quan trọng nhưng bạn không nên để cuộc sống của mình chỉ xoay quanh nó. Hạnh phúc đến trước chứ không phải đến sau thành công. Các tỷ phú đã thay đổi cách thế giới vận hành, cách chúng ta giao tiếp, đi lại và tận hưởng cuộc sống. Dĩ nhiên, họ kiếm được những khoản tiền khổng lồ nhờ đó.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét